Video clip của Pháp Sư
Các bài viết của Pháp Sư
Video clip tham khảo
Đá quý phong thuỷ
Dịch học
Dự đoán số mệnh qua tên
Dự đoán tổng hợp
Hoành phi câu đối
Kê Túc (Xem chân gà)
Nhân tướng học
Nghi lễ dâng hương
Nhìn người đoán bệnh
Pháp khí phong thủy
Phép cân xương tính số
Phép đo tay tính số
Phép giải mộng
Phép xem chỉ tay
Phong Thủy
Phong Thủy Tổng Hợp
Phù Lưu Diệp
So tuổi vợ chồng
Tìm mộ liệt sĩ
Tín ngưỡng Phật giáo
Tổng hợp Văn khấn
Tử vi
Tứ trụ
Xem chữ kí
Xem giờ sinh và đặt tên cho con
Xem ngày lành tháng tốt
Xem sao và cách giải hạn
Xem tướng tay và chân
Tài liệu tham khảo
bambu advert
https://bambufit.vn
Phần mềm quản lý phòng khám Nha khoa Online
https://bambufit.vn
Phần mềm quản lý phòng khám Nha khoa Online
Xem bệnh qua lưỡi 8/5/2013 2:17:32 PM (GMT+7)

Người ta thường nói "nhìn vào lưỡi để chẩn đoán bệnh", Bác sĩ Trung y khám bệnh rất chú ý đến lưỡi. Chẩn đoán bệnh qua lưỡi thường là một trong những căn cứ chủ yếu để các bác sĩ Trung y chẩn đoán; quan sát bệnh tình, quyết định các điều trị, đánh giá trước được các bước tiến triển sau này. "Phân biệt rõ được chất lưỡi có thể phân biệt được thực hư của ngũ tạng, nhìn vào rêu lưỡi có thể quan sát được mức độ sâu nông của lục phủ". Nói thế để biết là Trung y rất coi trọng việc chẩn đoán bệnh qua lưỡi. Thực ra thì việc chẩn đoán bệnh bằng quan sát lưỡi không chỉ là việc của thầy thuốc, mà mỗi người, mỗi buổi sáng ngủ dậy khi đánh răng rửa mặt, chỉ cần thè đầu lưỡi ra, soi gương nhìn qua là có thể từ đó chẩn đoán ra được bệnh của mình để sớm phát hiện ra bệnh và kịp thời đến ngay bệnh viện, đề phòng bệnh đã mắc rồi mà vẫn không biết.

 Vậy thì vì sao chỉ nhìn vào lưỡi thôi mà đã chẩn đoán ra bệnh được ?

Y học dân tộc của Trung Quốc cho rằng: "Lưỡi là cái mầm mống của tâm", "là biểu hiện bên ngoài của tì". Rất nhiều kinh mạch của cơ thể đều có mối liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với lưỡi cả, cho nên hễ trong phủ tạng có  bệnh gì, thì tất nhiên sẽ phản ánh ra trên mặt lưỡi. Y học hiện đại cũng chứng thực được lưỡi là tổ chức nội tạng duy nhất trong cơ thể có thể bộc lộ ra bên ngoài tình trạng của các phủ tạng mà người ta có thể thấy được. Tốc độ thay đổi các tế bào thượng bì của niêm mạc lưỡi rất nhanh, cứ khoảng độ ba ngày một lần thay đổi mới giống y như tế bào thượng bì của niêm mạc ruột non cũng có tốc độ thay đổi mới nhanh nhất ở trong cơ thể. Do vì tốc độ sinh trưởng của nó nhanh chóng, sự thay đổi chuyển hoá hưng thịnh, khi trong cơ thể thiếu một số chất dinh dưỡng nào đó, thì lập tức xuất hiện nhanh chóng sự thay đổi hình ảnh của lưỡi. Như khi trong cơ thể thiếu các loại vitamin nhóm B, sắc tố tế bào C, thiếu các chất sắt, kẽm, thì đều có thể dẫn tới những biến đổi bệnh lý về thay thế chuyển hoá oxide (oxy hoá) ở trong các tế bào, đồng thời xuất hiện viêm lưỡi, thậm chí có hiện tượng đầu nhũ của niêm mạc lưỡi teo tóp lại. Đó là do thiếu các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Trước khi các khí quan hoặc tổ chức khác trong cơ thể chưa kịp có những phản ứng gì thì hình ảnh của lưỡi đã nhạy cảm tức thì và xuất hiện ngay những biến đổi. Ngoài ra, máu ở đầu lưỡi cũng cung cấp cho ta được nhiều điều vì niêm mạc lưỡi nửa trong suốt, chỉ cần có sự thay đổi rất nhỏ bé thành phần huyết dịch thôi cũng sẽ có thể nhanh chóng phản ứng ngay ra trên lưỡi.

Việc chẩn đoán bệnh qua quan sát lưỡi có giá trị chẩn đoán rất quan trọng trên lâm sàng. Việc chẩn đoán bệnh qua quan sát lưỡi có ba điểm quan trọng, tức là nhìn hình thái của lưỡi, chất lưỡi và rêu lưỡi.

1- Nhìn hình thái của lưỡi:

Hình thái của lưỡi bao gồm hai mặt là hình dáng của lưỡi và trạng thái của lưỡi. Người bình thường, hình thái của lưỡi mềm mại, linh hoạt, không béo cũng không gầy, Khi trong người có bệnh, hình thái của lưỡi sẽ có những thay đổi khác thường. Những thay đổi đó là:

1. Hình thái của lưỡi khác thường:

Lưỡi có mép viền ngoài: Đầu lưỡi thò ra khỏi phạm vi hai bên mép, hơn nữa lại thấy rõ phù nề và mọng non tươi, thêm nữa là bên rìa lưỡi có những vết bị răng cắn vào, trông gíông y như là mép bên của nẹp váy vậy, cho nên người ta vẫn gọi là "lưỡi có đường viền nẹp váy". Hiện tượng này là do các chất dinh dưỡng trong cơ thể không tốt, nhất là thiếu chất prôtêin, làm mọng sưng lưỡi. Sự phản ứng của tổ chức lưỡi nhạy cảm, sắc bén hơn các khí quan khác nhiều, cho nên, lúc bấy giờ, có thể là ở các bộ phận khác trong cơ thể chưa thấy thể hiện ra viêm sưng phù nề như lưỡi.

Lưỡi sưng to ra: Lưỡi sưng to ra đến mức mà không chứa vừa trong khoang miệng nữa, chỉ có thể thò lưỡi ra khỏi miệng. Đó là đặc điểm của chứng bệnh cơ năng của tuyến giáp trạng của trẻ nhỏ bị giảm sút. Người lớn, nếu đầu lưỡi đặc  biệt sưng to ra, thì phải nghĩ đến trường hợp xem có phải là công năng của tuyến giáp trạng bị suy giảm hoặc là chứng bệnh đầu các chi bị sưng to lên do cơ năng của lá trước thuỳ não cường đại (phát triển qua mức bình thường) gây nên hay không. Nếu thân lưỡi bị sưng to và sung huyết, chất lưỡi màu đỏ xanh (lam hồng) thì chứng tỏ là gan đã trở nên cứng quá rồi.

Lưỡi gầy tóp lại: Trong "Chẩn đoán bệnh qua lưỡi của Trung y" ("Trung y thiệt chẩn") có viết: "Lưỡi gầy tóp lại là do huyết nóng bỏng làm tiêu hao thịt và lưỡi gây nên. Màu lưỡi trắng nhợt và lưỡi gầy tóp đi, là cả âm lẫn dương đều hư suy, khi huyết không đủ, không thể cung cấp đầy đủ cho lưỡi được, lâu dần bị mất chất nuôi dưỡng mầu mỡ cho nó nên sinh ra như vậy. "Lưỡi mà màu đỏ thẫm lại, gầy tóp đi, thì đó là do âm hư hoả vượng gây nên". Y học cổ truyền của Trung Quốc còn cho rằng thịt lưỡi thuộc về tâm tì, tâm tì hư thì làm cho lưỡi bị gầy tóp đi. Y học hiện đại thì cho rằng lưỡi gầy tóp đi phần nhiều là thấy ở những người có bệnh tính chất tiêu hao mạn tính, trường hợp này phần nhiều có kèm theo cả bị gầy mòn toàn thân.

Lưỡi nóng như lửa đốt: Tức là lưỡi nóng bỏng. Trung y cho rằng, đó là nhiệt độc tiềm ẩn ở bên trong, tâm phế hoả thịnh, dạ dày đang bị nhiệt mà gây nên, thường thấy ở những người sốt cao và viêm phổi. Nếu thường xuyên ăn các thức ăn thô có nhiều chất bã như các loại mía đường, thì đầu lưỡi cũng sẽ chịu không nổi sự kích thích liên tục và cũng sẽ bị hiện tượng như vậy. Hai trường hợp trên cần phải phân biệt rõ từ việc xem kỹ xem có những triệu chứng gì khác nữa không.

2- Trạng thái lưỡi khác thường:

Lưỡi bị teo mềm lủn: Đó là do cả khí lẫn nước bọt đều bị thiếu hụt, gân mạch thiếu dinh dưỡng gây nên. Trường hợp này thường thấy ở những người bị mắc các chứng bệnh như phân tiết của nước bọt, bị bệnh ở hệ thần kinh, các cơ lưỡi mệt mỏi rã rời.

Lưỡi bị cứng đơ lại: Đó là nhiệt nhiễu thần minh, tà mông thanh khiếu (bị nhiệt quấy nhiễu mọi hoạt động sự sống trong cơ thể về ba phương diện thần thức, thần thái, thần sắc, bị tà khí gây bệnh ngấm ngầm xâm nhập vò các chỗ thủng trong cơ thể như hai mắt, hai tai, hai lỗ mũi, mồm mà trong Trung y thường gọi là "thất khiếu". Triệu chứng này thường thấy ở những người bị các chứng bệnh như bị sốt cao, hôn mê do viêm não B, bị hôn mê gan, bị những chứng tật bất thường ở mạch máu não, bị chấn động não, bị chấn thương não ... Nếu  khi thè lưỡi ra mà thấy đầu lưỡi lệch về một bên thì đó là đặc trưng quan trọng của chứng bệnh thần kinh dưới lưỡi bị hư tổn.

Lưỡi bị run run: Đó là do khí huyết hư nhược, can phong nội động (Trung y quan niệm phong là bản khí của gan, trong quá trình bệnh xuất hiện những triệu chứng như choáng váng xây xẩm, co giật, run lắc (thường là do phong khí ở trong gan động rung lên mà sinh ra). Hiện tượng này thường thấy ở những người mắc các chứng bệnh như thể chất hư nhược, công năng của tuyến giáp trạng cường đại (hoạt động quá mức bình thường), bị chứng suy lão, mắc bệnh ở chức năng của giác quan thần kinh ...

Lưỡi bị nhăn nheo: Đây là biểu hiện của khí suy hư, đờm nhiệt nhiễu loạn tâm thần. Hiện tượng này thường thấy ở những người mắc các chứng bệnh như bệnh cretinsim (chứng bệnh đần động) thè lưỡi trông cứ ngây dại ra, bị chứng máu độc ... Ngoài ra những người công năng của tuyến giáp trạng cường đại hoặc đầu các chi béo to ra thì đầu lưỡi cũng thường lè thò ra bên ngoài miệng.

Lưỡi co rụt lại: Đó là biểu hiện của chứng nhiệt cực thịnh, tà khí hãm hại tam âm (ba kinh âm, ba khí âm, tức thái âm, thiếu âm, quyết âm), phong tà lẩn khuất vào đờm gây ác tắc cuống lưỡi. Hiện tượng này thường thấyở thời kỳ bị tắc nghẽn cơ tim mạn tính, bị bệnh về não do mắc bệnh gan gây nên, hoặc bị hôn mê nặng do bệnh não B gây nên.

Cổ nhân cho rằng đầu lưỡi co rụt lại khô như quả vải, không thấy có nước bọt gì cả, thì đây là trạng thái lưỡi đến lúc nguy cấp, báo cho biết trước là tình trạng bệnh tật trong cơ thể đã hết sức nghiêm trọng rồi.

2- Quan sát (nhìn) chất lưỡi:

Lưỡi phân làm hai bộ phận là chất lưỡi và rêu lưỡi. Chất lưỡi là chỉ cái bản thể của lưỡi, rêu lưỡi (tưa lưỡi) là chỉ cái chất rêu bẩn trên mặt lưỡi. Kiểm tra chất lưỡi chủ yếu là quan sát mầu sắc của đầu lưỡi và hai bên cạnh lưỡi, bởi vì bên trên lưỡi không có rêu lưỡi phủ lên, tương đối dễ quan sát bản sắc của chất lưỡi. Chất lưỡi bình thường có màu hồng nhạt, không sâu, không nông, sinh khí dạt dào. Khi bị bệnh, thành phần hoặc độ đặc của huyết dịch có chút thay đổi, mầu sắc của lưỡi cũng có chút thay đổi như:

Mầu sắc của chất lưỡi bị nhạt, thậm chí trắng nhạt như tờ giấy trắng: Rất có khả năng huyết sắc tố có chiều hướng giảm, đó là bị chứng thiếu máu. Ngoài ra, lưỡi trắng nhạt còn thường thấy ở các chứng bệnh như kém chất dinh dưỡng, viêm thận mạn tính, công năng của tuyến nội tiết không tốt ...

Chất lưỡi quá đỏ hoặc đầu lưỡi đỏ: Trung y cho là nhiệt độc, thường thấy ở chứng sốt cao hoặc chứng viên nung mủ. Nếu sốt cao không giảm, chất lưỡi từ đỏ chuyển sang mầu đỏ thẫm, trạng thái tinh thần của người bệnh không yên, cần đề phòng chứng bại huyết.

Chất lưỡi đỏ và có gai: Tựa như quả dương mai, gọi là "lưỡi dương mai", thường thấy ở bệnh nhân tinh hồng nhiệt (bệnh Scaclatin) hoặc sốt cao kéo dài trên vài ngày.

Hai bên cạnh lưỡi đỏ: Thường thấy ở những bệnh nhân cao huyết áp, cơ năng tuyến giáp trạng hoạt động quá mc bình thường hoặc đang bị sốt.

Đầu lưỡi đỏ: Thường do thời gian làm việc quá lâu, thường xuyên mất ngủ, tâm hoả quá mức, dẫn tới tiêu hao quá nhiều, cơ thể thiếu vitamin hoặc thiếu các chất dinh dưỡng khác gây nên.

Chất lưỡi tím ngắt: Nếu như dưới niêm mạc, huyết quản thiếu ô xy nghiêm trọng hoặc tuần hoàn máu bị trở ngại, có thể thấy lưỡi tím ngắt. Lưỡi tím ngắt thường thấy ở những bệnh như viêm nhánh khí quản mạn tính, bệnh ở phổi, suy tim do sung huyết, gan bị xơ cứng ... Điều đáng chú ý, lưỡi tím ngắt không phải là triệu chứng đặc thù của một loại bệnh, mà ở nhiều bệnh phụ khoa và bệnh đường ruột, dạ dày cũng thấy lưỡi bị tím ngắt như thế. Ngoài ra, tỷ  lệ số người bình thường mà lưỡi tiím ngắt cũng không phải là ít (chiếm khoảng 11% số người bình thường). Theo tuổi tác tăng lên, tỷ lệ lưỡi tím ngắt còn có thể tăng dần lên. Trung y cho là lưỡi tím ngắt chủ yếu có quan hệ đến chứng ứ huyết. Có thể điều trị bằng phương pháp hoạt huyết tiêu ứ tắc. Sau khi tiêu ứ huyết được rồi thì chất lưỡi sẽ có mầu sắc trở lại bình thường.

Chất lưỡi lâu ngày có mầu đỏ xạm hoặc màu tím: Cần cảnh giác với chứng ung thư xâm nhập gây nhiễu. Căn cứ theo 33 bệnh viện và đơn vị nghiên cứu khoa học trên toàn quốc như Bệnh viện trực thuộc trường Đại học Y Thượng Hải, qua kiểm tra 12.448 ca bệnh ung thư các loại đã chứng tỏ, chất lưỡi của đại đa số bệnh nhân ung thư đều có mầu lưỡi đỏ xạm hoặc màu tím, trong đó tỷ lệ ở bệnh ung thư thực quản và ung thư thượng vị rất cao, chiếm trên dưới 80%. Thứ hai là bệnh bạch huyết và ung thư phổi. Bệnh ung thư mũi và họng rất thấp, chỉ chiếm trên dưới 20% và phát hiện được ở những bệnh nhân ở vào thời kỳ cuối nhiều hơn những bệnh nhân ở thời kỳ đầu.

Ở hai bên cạnh lưỡi thấy có các vân mầu tím ngắt hoặc đốm đen hình dạng không theo một quy tắc nào: Thì cần phải coi trộng, bởi vì trong đó có sốt ít người có khả năng bị bệnh ung thư gan. Các người này phải kịp thời đến bệnh viện kiểm tra, nếu là ung thư gan nhỏ, thời kỳ đầu có thể cắt bỏ đi, sau sẽ rất tốt.

Đầu lưỡi hoặc cạnh lưỡi của các thiếu nữ thấy có những đốm sắc tố và những vết lốm đốm ứ đọng mầu tím ngắt phân tán: Thường biểu thị các chứng bệnh như kinh nguyệt không đều, đau kinh (thống kinh) hoặc xuất huyết do công năng tử cung ... nếu chất lưỡi của người lớn thấy có trường hợp đó thì chứng tỏ trong cơ thể có chỗ bị ứ huyết.

3- Quan sát rêu lưỡi:

Nhìn rêu lưỡi bao gồm hai mặt là nhìn mầu sắc rêu lưỡi và hình rêu lưỡi. Rêu lưỡi của người bình thường có mầu trắng nhờ nhờ và sạch sẽ, độ khô và ẩm vừa phải, không dày, không mỏng, không trơn nhẫy, không khô khốc.

1- Mầu sắc rêu lưỡi khác thường:

Rêu lưỡi trắng, dày và trơn (trơn là chỉ lưỡi vô cùng ướt át (thấp nhuận) nhìn vào lại thấy phản quang tăng lên): Phần nhiều là bị hàn thấp, đàm ẩm và bị phù. Trong một số bệnh nhân bị viêm nhánh khí quản mạn tính, bị hen xuyễn, bị dãn nhánh khí quản, cũng thường thấy hiện tượng đó. Các bệnh nhân này thường ho và khạc ra nhiều dịch đờm.

Trên đầu lưỡi thường có một lớp rêu vàng dày dày: Phần lớn là bị viêm dạ dày ở bên ngoài, cũng có thể là bị tái phát loét dạ dày. Mầu vàng sâu nông tỷ lệ thuận với chứng viêm nhẹ hay nặng. Người dạ dày bị nhiệt thương tổn đến tận dịch cũng có thể thấy như vậy.

Rêu lưỡi có mầu xám tro: Trước hết do cơ thể yếu, lại có cả các bệnh gây sốt hoặc có triệu chứng bệnh lâu ngày và tiêu hoá không tốt.

Rêu lưỡi mầu nâu: Thường thấy ở người bị tắc ruột.

Rêu lưỡi mầu đen: Thấy nhiều ở những người đang sử dụng nhiều các loại thuốc kháng sinh. Bởi vì thuốc kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn bình thường sống nhờ trên rêu lưỡi, đối với các loại nấm mốc không nhạy cảm với thuốc kháng sinh thì nhân cơ hội này mà sinh sôi nảy nở nhiều. Nấm mốc phần lớn có mầu nâu đen, nên rêu lưỡi cũng đen. Cho nên không thể lạm dụng thuốc kháng sinh, cũng không cần sử dụng liên tục các thuốc kháng sinh khi chưa rõ nguyên nhân gây bệnh.

Điều đáng nên làm là, có một số người thấy rêu lưỡi của mình trong gương bị đen, liền sợ hãi suốt ngày, cho là bị bệnh già nặng, vì trong sách cổ có ghi chép: "Lưỡi thấy màu đen, trăm người không chữa được một". Kỳ thực, điều ghi chép trên sách cổ là rêu đen do sốt cao lâu ngày không lui, nhiệt cực thì hoá hoả, đốt cháy tân dịch, gây nên hiện tượng đó. Điều này khác với rêu lưỡi thông thường có mầu đen. Như trên lâm sàng thường thấy ở những người bị ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư thực quản, thường xuyên trị liệu bằng hoá chất và bằng phóng xạ, do tân dịch khô kiệt, huyết tượng (sơ đồ cấu tạo máu) thấp, xuất hiện rêu lưỡi đen có chất đỏ sẫm khô khốc, có một số bệnh mạn tính như chứng nhiễm độc nước tiểu, khối u ác tính ... khi bệnh tình trở nên xấu, cũng có thể thấy rêu lưỡi đen, đó là triệu chứng bệnh tình nguy cấp.

Còn có một trường hợp, khi tinh thần của người ta rơi vào trạng thái căng thẳng cao độ, cũng có thể thấy rêu lưỡi đen. Ví dụ: có một số người "mắc chứng sợ ung thư" nghi ngờ mình bị ung thư, chẳng bao lâu sau rêu lưỡi đã bị đen, ở phần cuống lưỡi rêu rất dày, thậm chí giống như lông mọc, đổ ngả từ sau ra phía trước, khi bác sĩ kiểm tra loại trừ khả năng bị ung thư, thế là tư tưởng lo nghĩ được giải thoát rêu lưỡi đen tự nhiên mất đi.

Ngoài ra, một số bệnh mạn tính có triệu chứng suy thận, như lưng gối đau mỏi, mềm nhũn, váng đầu, ù tai, công năng giới tính không toàn vẹn, khi đó cũng có thể thấy rêu lưỡi đen, nhưng sau khi điều trị chứng suy thận chuyển biến tốt, hiện tượng rêu lưỡi đen cũng tự nhiên mất đi.

Các điều nói trên đây là quan hệ giữa mầu rêu lưỡi với bệnh tật của cơ thể con người. Ngoài ra, sự thay đổi của màu sắc rêu lưỡi còn có thể suy ra được xu thế bệnh lành hay dữ. Nếu rêu lưỡi từ trắng trở nên vàng thì rõ ràng là khí gây bệnh đã ừ ngoài nhập vào trong, bệnh tình từ nhẹ trở thành nặng, tính chất từ hàn chuyển csang nhiệt. Ngược lại, rêu lưỡi từ vàng chuyển sang trắng thì là triệu chứng tốt.

2. Hình rêu lưỡi khác thường.

Quan sát hình rêu lưỡi, chủ yếu là nhìn dày hay mỏng, khô ráo hay ướt và có hiện tượng bị tróc rêu lưỡi và không có rêu lưỡi hay không.

a. Rêu lưỡi dày hay mỏng, khô ráo và ướt át.

Rêu lưỡi dày mỏng: Người bình thường khi có rêu lưỡi trắng nhờ nhờ, nếu rêu lưỡi ít quá, thậm trí không nhìn thấy bên ngoài có dạng nhung thiên nga của rêu lưỡi, chứng tỏ cơ thể người đó không tốt, sức khoẻ tương đối yếu. Rêu lưỡi dày, có dạng lông tơ thì gọi là "rêu lưỡi lông tơ", chứng tỏ tà khí bên ngoài xâm nhập tương đối ghê gớm, đang tích trệ trong cơ thể.

Rêu lưỡi khô ráo và ướt át: Trong miệng của người bình thường, luôn luôn tiết ra nước bọt (mỗi phút khoảng trên dưới 1ml), rêu lưỡi thường ướt ít và có tân dịch. Nếu nước bọt tiết ra không đủ (như cơ thể mất nước) hoặc phần nước ở mặt lưỡi bay hơi, rất khô háo, gọi là "rêu lưỡi khô ráo", nếu nghiêm trọng thì tân dịch trên rêu lưỡi hoàn toàn không có, dùng ngón tay sờ vào có cảm giác ráp tay, gọi đó là lưỡi "ráp", nếu khô háo mà làm cho từng cái một dựng đứng lên trông như những cái gai, gọi đó là "rêu lưỡi thô".Khô, ráp, thô thường đại diện cho hiện tượng tổn thương tân dịch ở mức độ khác nhau, thấy nhiều ở trong quá trình của nời bị sốt. Nói chung, thể lưỡi nhuận trạch, chứng tỏ là tân dịch đầy đủ; Lưỡi đỏ sẫm khô khốc, mất đi vẻ tươi tắn, chứng tỏ rõ âm tân đã khô kiệt, đó là tín hiệu của bệnh tình nặng, nguy kịch. Tiền nhân nói "giữ được thêm một phần tân dịch tức là có được thêm một phần cơ hội sống". Trong biện chứng luận trị các bệnh ngoại cảm thuộc nhiệt (ôn nhiệt bệnh) trong Trung y học, tân dịch có vai trò đặc biệt quan trọng.

Theo tài liệu nước ngoài, rêu lưỡi dày mỏng, khô ướt, có mối quan hệ chặt chẽ với các bệnh tật của hệ thống tiêu hoá. Khi người ta bị bí đại tiện, bị ỉa chảy mạn tính, tiêu hoá không tốt có thể thấy rêu lưỡi dày, bẩn. Khi bị tắc ruột, rêu lưỡi bị khô, bịdày, bị bẩn. Ngoài ra còn có người rêu lưỡi thường ngày rất ít, nếu sáng sớm dậy thấy rêu lưỡi của mình trở nên đặc biệt dầy và bẩn, mặt trên lưỡi giống như bôi một lớp nhầy mỡ, đồng thời thấy bản thân mình ăn không ngon miệng, có thể còn kèm theo chứng đầy bụng, ỉa chảy, điều đó chứng tỏ hai ngày trước ăn rất nhiều, ăn quá nhiều chất mỡ, làm cho ruột và dạ dày không tiêu hoá được, tạo thành mất điều hoà chức năng, Trung y gọi đó là "thực tích" (ăn không tiêu). Điều đó đòi hỏi phải kịp thời điều chỉnh việc ăn uống, hạn chế ăn uống, làm cho dạ dày và ruột được nghỉ ngơi đầy đủ.

Ở đây, điều cần chú ý là: Người bình thường, sáng sớm dậy, rêu lưỡi qua một đêm tích đọng lại cũng có thể trở nên hơi dày một chút, những hễ qua xúc miệng, sau khi ăn sáng, thì lại sạch sẽ như thường. Điều này có khác với rêu lưỡi dày, bẩn do ăn không tiêu.

Quan sát trên lâm sàng chứng tỏ, việc quan sát rêu lưỡi dày, mỏng, khô ướt cũng có ý nghĩa nhất định đối với việc phân tích bệnh tình nặng hay nhẹ. Nói chung, rêu lưỡi mỏng, ướt là bệnh tình nhẹ, rêu lưỡi dày, khô là bệnh tình nặng. Trong quá trình bị bệnh, rêu lưỡi từ mỏng trở nên dày, chứng tỏ tà khí gây bệnh đã từ ngoài đi vào trong, bệnh dần dần nặng lên; rêu lưỡi từ ướt chuyển sang khô, chứng tỏ nhiệt tà nhiều lên, đã đốt cháy làm tổn thương tân dịch âm. Ngược lại, rêu lưỡi từ khô chuyển sang ướt, từ dày chuyển sang mỏng, từ vàng chuyển sang trắng, thường là tân dịch đã được phục hồi, cái chính được khôi phục, cái tà bị đẩy lùi, chứng tỏ điềm báo tốt, xu hướng sức khoẻ được bình phục.

b. Tróc rêu lưỡi và không có rêu lưỡi.

Những người bình thường đều có rêu lưỡi trắng, mỏng, nếu thấy rêu lưỡi bị tróc hoặc không có rêu lưỡi thì chứng tỏ trong người có bệnh. Như:

Lưỡi như thịt bò: Tức là chất lưỡi có mầu đỏ sẫm, rêu lưỡi bị lột trơn như miếng thịt bò. Lưỡi thịt bò thường thấy ở những người bị thiếu máu ác tính.

Lưỡi xuyên tâm: Tức là giữa rêu lưỡi có một chỗ trắng rỗng nhỏ, là rêu lưỡi đã bị tróc ra. Lưỡi xuyên tâm thuộc về một biểu hiện của âm bị tổn thương, hiện tượng này thường chứng tỏ là trong người thiếu dinh dưỡng, gây nên một phần rêu lưỡi bị tróc ra. Trẻ em, thường sức đề kháng của cơ thể rất kém, rất dễ bị cảm cúm hoặc bị sốt.

Lưỡi mặt gương: Tức là đầu lưỡi nhẵn bóng, không có rêu lưỡi, giống như cái gương. Người bị nhẹ chứng tỏ kém dinh dưỡng hiện tượng này thường thể hiện cơ thể thiếu vitamin B12 hoặc thiếu chất sắt. Người bị nặng, chứng tỏ thể dịch thiếu, bệnh tình nguy hiểm. Nếu người bị bệnh lâu ngày có lưỡi mặt gương và mầu sắc rêu lưỡi đỏ thẫm, còn phải đề phòng bị bệnh bại huyết. Nếu đầu lưỡi của người già trơn bóng như gương, hai tĩnh mạch ở đáy lưỡi to lên và kéo dài ra, thường biểu thị có bệnh ở tim phổi.

Ngoài ra còn có một loại là, lưỡi vốn có rêu, bị bệnh lâu ngày thì không còn có rêu lỡi hoặc là dịch thể khô kiệt, thể hiện rõ vị khí bị suy hại oặc vị âm bị tổn thương lớn. Xưa nay các nhà y học đã coi trọng vị khí và cho rằng "người ta coi vị khí là cái gốc". Nếu vị khí không bị suy yếu thì dự đoán sau này tương đối tốt. Nếu vị khí đã hết thì tiên lượng không tốt. Cho nên, Trung y có thuyết "có vị khí thì sống, không có vị khí thì chết". Vì thế, quyết không được coi thường hiện tượng này.

Tóm lại, quan sát rêu lưỡi giúp cho việc chẩn đoán bệnh của Trung y. Nhưng, xem rêu lưỡi cần phải kết hợp với các triệu chứng khác mới có thể chẩn đoán bệnh được chính xác. Đồng thời, khi quan sát lưỡi để khám bệnh, không cần cào bỏ rêu lưỡi, cũng không cần ăn thức ăn dễ nhuận mầu, để tránh che giấu mất bản chất của rêu lưỡi, gây chẩn đoán sai.
Các tin khác
Nhìn nét mặt đoán bệnh Xem tai biết bệnh Xem bệnh qua mũi Xem mồm miệng biết bệnh Xem cổ biết bệnh Xem bệnh qua tướng tay Xem hình thể biết bệnh Xem bệnh qua rốn Phân biệt bệnh qua bàn chân Xem bệnh qua tóc
Giỏ hàng
Hỗ trợ trực tuyến
Pháp Sư Trần Ngọc Kiệm 0913290384
Thầy Tạ Minh Tuấn 0939965885
Sản phẩm mới
Thống kê
70
Đang xem
8,211,836
Lượt truy cập

THẠCH ANH TÍM THẦN QUY TRẤN YỂM CÁC LỖI PHONG THUỶ TRỤ THẠCH ANH CẦU ĐÁ PHONG THỦY


Copyright © 2011 PhucLaiThanh.com - Thiết kế và phát triển bởi Bambu®